Bản Đôn Pù Luông Thanh Hóa
Tọa lạc tại trung tâm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, xã Thành Lâm huyện Bá Thước. Bản Đôn Pù Luông là một trong số ít bản giữ được kiểu nhà sàn truyền thống, bản sắc văn hóa và các phong tục tập quán của đồng bào người Thái, Mường sinh sống tại phía Tây Thanh Hóa.
Bản Đôn Pù Luông là nơi sinh sống của hơn 80 hộ dân với 285 khẩu, trong đó có 23 hộ dân cư và 1 doanh nghiệp kinh doanh du lịch cộng đồng. Được thiên nhiên ưu ái với khí hậu mát mẻ quanh năm đặc trưng của vùng núi cao và thiên nhiên hùng vĩ, chính vì vậy Bản Đôn Pù Luông là sự lựa chọn lý tưởng cho du khách muốn nghỉ dưỡng ngắn ngày.
Đa số người dân sinh sống tại Bản Đôn Pù Luông là người Thái sinh sống và một số ít người Mường. Với sự phát triển du lịch trong thời gian qua nhưng người dân địa phương vẫn giữ truyền thống trồng lúa nước, làm thủ công nghiệp và sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy nếu du khách có dịp nán lại bản Đôn Pù Luông sẽ được trải nghiệm nếp sống văn hóa của đồng bào nơi đây và thưởng thức ẩm thực độc đáo của địa phương.
Bản Đôn Pù Luông nằm giữa bốn bề là ruộng bậc thang trải dài, chính điều đó đã làm nên nét đẹp riêng nơi đây, nhiều người tìm đến bản cũng chỉ vì muốn ngắm những thửa ruộng đẹp như tranh vẽ.
Nhà sàn vốn được coi là một điểm nhấn trong bức tranh bản Đôn yên bình, giản dị. Ở miền núi Thanh Hoá ít có bản làng nào mà hầu hết người dân đều giữ được nhà sàn truyền thống có kiến trúc độc đáo như bản Đôn Pù Luông.
Những ngôi nhà sàn ấy cũng thể hiện đặc trưng văn hoá của người dân tộc Thái, được xây dựng kiên cố, chắc chắn với thiết kế đặc trưng. Hiện nay, ngoài resort và homestay thì du khách có thể trải nghiệm lưu trú tại các ngôi nhà sàn trong bản.
Dệt thổ cẩm – nét đẹp truyền thống của phụ nữ Thái
Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Pù Luông (Bá Thước), các mặt hàng dệt thổ cẩm tại các thôn, bản ở huyện Bá Thước từ chỗ chỉ phục vụ cuộc sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc nay đã và đang phát triển mạnh, dần trở thành sản phẩm thương mại gắn với phát triển du lịch cộng đồng
Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII (khoảng năm 1749). Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, bắt đầu từ khi thôn Lặn Ngoài mới thành lập với thế hệ dòng họ Hà và dòng họ Lò.
Trang phục của người Thái ở thôn Lặn Ngoài do chính tay những người phụ nữ nơi đây dệt nên. Với người Thái, dệt vải là công việc hết sức quan trọng mà cô gái nào cũng phải biết. Đến khi lấy chồng, các cô gái phải có những bộ váy, áo, trang phục tự tay mình dệt để mang về nhà chồng.
Bởi thế mà các cô gái ở thôn Lặn Ngoài ai cũng biết dệt vải và các kỹ năng may vá, thêu thùa, công việc dệt vải được trau dồi từng ngày. Tại thôn Lặn Ngoài, nhiều người đã gắn cả cuộc đời với hoạt động dệt thổ cẩm.
Mỗi một sản phẩm thủ công truyền thống đều có câu chuyện, gửi gắm trong đó những lời răn dạy, những kiến thức tích lũy từ đời sống của đồng bào… và bảo tồn nghề dệt truyền thống là bảo tồn cả kho tàng văn hóa dân gian quý giá của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.
Để tư vấn lịch trình chi tiết khi khám phá Pù Luông và đặt phòng nghỉ, Quý khách vui lòng liên hệ Pù Luông Sala Homestay – Hotline 0982 886 006 Địa chỉ: Bản Báng – Thành Sơn – Bá Thước , Thanh Hóa